Tổng hợp các cách phân biệt các loại vải, sợi và công dụng của từng loại vải qua chất liệu, phương pháp, độ co giãn, chuẩn xác nhất.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vải khác nhau và mỗi loại lại phù hợp với mỗi kiểu dáng quần áo khác nhau. Chính vì thế, để giúp mọi người có cái nhìn tổng thể hơn về các loại vải, Vải Nghĩa đem đến cho bạn những phương pháp phân biệt các loại vải chính xác nhất.
I. Phân biệt các loại vải dựa trên chất liệu
1. Vải 100% Cotton
Cây bông khi ra quả bông và chín bung, họ sẽ tiến hành thu hoạch những sợi bông thô trong quả bông, mang về tẩy qua sau đó đem xe thành sợi để dệt vải, quần áo.
Vải thun Cotton là chất liệu được sử dụng phổ biến trong may mặc vì thích nghi tốt với mọi thời tiết, thoáng mát, khả năng co giãn và thấm hút nhanh, màu sắc đa dạng. Bên cạnh đó, chất liệu này còn được đan, dệt với độ dày, trọng lượng khác nhau nên có thể may hầu hết mọi loại trang phục.
Chất liệu 100% Cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, phù hợp với khí hậu nhiệt đới Việt Nam nhưng giá thành lại cao so với các loại vải khác. Chất liệu này khi đốt sẽ có mùi than giống “bấc đèn”, mép vải bị đốt vẫn không bị co hay quăn lại.
2. Vải CVC (60/40) và vải TC (hoặc vải 65/35) trong các loại vải
Đây là loại vải Cotton được pha thêm 40 % hoặc 65% sợi polyester để tăng độ bền cơ lý cho màu vải.
Đối với vải CVC, tỷ lệ pha thêm polyester là 40%. Mức độ pha bông này làm tăng độ bền cơ lý (bền kéo đứt), bền màu nhuộm khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tăng khả năng chịu bền mặt vải. Với hàm lượng 40% polyester, không làm giảm nhiều độ thấm hút mồ hôi của vải. Do đó, khi sử dụng vải thun CVC thay thế cho vải 100% cotton chỉ làm tăng độ bền của sản phẩm mà không giúp làm hạ giá thành sản phẩm.
Vải TC được pha 65% xơ polyester. Loại vải này có bề mặt đẹp, thoáng mát, đa dạng màu sắc và giá thành hợp lý. Tuy nhiên, chất liệu có khả năng thấm hút trung bình, không được thoáng mát và thấm mồ hôi tốt như vải 100% Cotton vì đã được pha thêm sợi nhân tạo.
Chất liệu này rất phù hợp khi sử dụng để đặt may áo thun đồng phục vì giá thành hợp lý, chất lượng tốt trong tầm giá.
Khi đốt, vải CVC cháy nhanh, tro vón thành cục nhỏ, bóp tan trong tay. Còn đối với vải TC thì có tốc độ cháy chậm, tàn tro vón thành cục lớn.
3. Vải Polyester
Chất liệu Polyester có 100% nylon nên không có khả năng hút ẩm, mặc vào nóng và nhanh bị xù lông. Tuy nhiên, vải có thành phần là sợi PE nên có độ bền cao, ít bị nhàu, ít bị co lại khi sử dụng và giá thành rẻ.
Hiện nay, nhờ có sự phát triển khoa học, thay đổi thiết diện kéo xơ và qua quá trình ion hoá. Họ đã tạo ra nhiều loại sợi có tính năng mới như sợi Coolmax, sợi Askin (các sợi đã được cation trong quá trình bởi Sunfurat Natri) tăng độ xốp, kháng UV, kháng khuẩn và thấm hút rất tốt dùng trong thể thao ngoài trời. Các loại vải thun này rất phù hợp để sử dụng may các đồ mặc thể thao ngoài trời và trong nhà. Chi tiết có thể tham khảo thêm tại đây, và tại đây.
Chất liệu này khi đốt sẽ khó cháy hơn và không để lại tàn tro, vải sẽ bị co lại.
II. Phân biệt các loại vải dựa trên phương pháp dệt
1. Vải thun cá sấu
Đây là loại vải thun được dệt theo phương pháp dệt kim. Cấu trúc dạng diamon tạo các lỗ thoáng trên bề mặt vải. Chính các lỗ thoáng này giúp không khí dưới da được lưu thông dễ dàng làm mát cơ thể. Đặc biệt, loại vải này có các mắt vải to hơn các loại vải thông thường và bề mặt không được mịn.
Vải thun cá sấu, thun trơn thường được sử dụng để đặt may áo đồng phục, áo lớp,…
2. Vải kate
Vải Kate có nguồn gốc từ sợi TC, được pha giữa Cotton và Polyester nên không bị nhăn, mặt phẳng và mịn, khả năng thấm hút tốt, không gây kích ứng da. Nhờ các đặc tính trên mà vải kate dễ dàng được ủi phẳng.
Vải kate thường được lựa chọn để may áo sơ mi nữ, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong thời tiết nóng, cần hoạt động nhiều.
Để phân biệt được vải kate, khi vò vải sẽ không thấy bị nhăn, vải mịn và cảm giác mát. Khi đốt sẽ có mùi nhựa thoang thoảng, tro vải có phần tan mịn và một phần vón cục.
3. Vải Kaki
Vải kaki là loại vải dày và cứng hơn so với các loại vải khác. Vì thế vải này phù hợp với thiết kế quần công sở, bảo hộ lao động, đồng phục công ty,… Vải kaki được chia thành hai loại chính là kaki thun và kaki không thun.
Kaky thun được dệt từ sợi cotton hoặc sợi pha, có kết hợp thêm sợi cao su tổng hợp (spandex). Vải tăng thêm độ co dãn, thoải mái khi sử dụng.
Chất liệu này có ưu điểm là ít nhăn, dễ giặt ủi, giữ được màu tốt và độ bền cao.
III. Phân biệt các loại vải dựa trên độ co giãn
1. Vải thun bốn chiều
Chất liệu vải thun bốn chiều có độ co giãn cao, khi bạn dùng tay kéo mạnh, vải sẽ giãn ra theo 4 chiều. Trong đó, hai chiều kéo là hai chiều chịu lực. Nhờ đặc tính co giãn cao nên vải thun 4 chiều thường được sử dụng để may các loại áo thun cao cấp.
Bên cạnh đó, vải thun 4 chiều còn có khả năng thấm hút cao, co giãn tốt và độ bền màu cao.
2. Vải thun 2 chiều
Vải thun 2 chiều là vải co giãn 2 chiều, khi dùng tay kéo mạnh vải, vải sẽ co giãn theo chiều ngang tốt hơn so với chiều dọc. Vì chỉ co giãn 2 chiều nên độ đàn hồi của vải thun 2 chiều không bằng vải thun 4 chiều. Đồng thời, cảm giác dễ chịu của vải cũng không bằng vải thun 4 chiều.
IV. Các loại vải khác được ứng dụng trong đời sống
1. Vải lanh.
Vải lanh có tên gọi khác là vải linen, thường được sử dụng để may các loại quần áo mặc ở nhà. Có nguồn gốc từ chất liệu tự nhiên nên chất liệu này rất mỏng và mềm, không gây kích ứng cho da, khả năng thấm hút tốt và độ bền không cao. Tuy nhiên, vải sẽ khá nhăn sau khi giặt và độ co giãn không cao.
2. Vải nỉ.
Vải nỉ là sự kết hợp giữa hai chất liệu vải và len, có độ mềm mại và khả năng giữ ấm cao, bề mặt được bao phủ bởi lớp lông ngắn, mượt. Chất liệu này có tác dụng giữ ấm cơ thể tốt, dễ dàng tạo kiểu và độ thấm nước thấp.
Khi dệt, các lớp sợi trong được cắt và gia công trên máy cào lông sau nhuộm để tạo các mặt nỉ như sau :
3. Vải len.
Vải len được dệt từ lông cừu hoặc một số loài động vật khác như dê, lạc đà. Vải len được sản xuất bằng cách sử dụng thiết bị quay các sợi lông lại với nhau hay bện lại thành một liên kết sợi.
Chất liệu này có khả năng giữ nhiệt tốt, thích hợp để may đồ giữ ấm như áo len, váy len, khăn choàng,… Tuy nhiên, vải len kém bền với kiềm, dễ bị vi khuẩn hoặc nấm mốc phá hủy.
Khi cầm vải có cảm giác thô ráp, mặt vải bị xù lông cứng. Khi đốt có mùi khét như tóc cháy, tro tàn xốp, dễ vỡ.
4. Vải lụa tự nhiên
Vải lụa tự nhiên được dệt từ tơ của loài kén tằm nên có chất vải sáng, mềm mại, bóng mượt. Loại vải này còn có khả năng hút ẩm tốt, đem lại cảm giác thoáng mát cho người mặc, vừa mát vào mùa hè, vừa ấm vào mùa đông. Tuy nhiên, chất liệu này chịu nhiệt kém, dễ bị giòn khi gặp nhiệt độ cao và khi gặp ánh nắng, mồ hôi dễ làm vải mau mục, xuống màu.
Khi sờ vào vải lụa thấy mát tay, bề mặt vải láng mịn, óng ánh. Khi đốt thì khả năng cháy chậm, mùi khét, đầu đốt sủi bọt xốp, bóp vỡ vụn.