Cotton là chất liệu vải thông dụng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Không chỉ được ứng dụng trong sản xuất quần áo, vải cotton còn được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất chăn ga gối. Tuy là một loại vải phổ biến được sử dụng thông dụng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và chi tiết về loại vải này. Để hiểu rõ hơn vải cotton là gì? Ưu, nhược điểm cũng như phân loại vải như thế nào hãy cùng Đệm Xinh khám phá ở trong bài viết dưới đây.
1. Chất liệu vải cotton là gì?
Vải cotton hay còn được biết đến với một tên gọi khác là sợi tổng hợp. Thành phần nguyên liệu chính để tạo nên chất liệu vải này đó chính là sợi bông tự nhiên hoặc sợi bông trộn với các loại sợi nhân tạo khác.
Vải cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, khi mặc không gây cảm giác bí bách, nóng bức. Không chỉ có vậy, vải còn khả năng chống mài mòn, dễ nhuộm màu.
Đặc biệt nhất phải kể đến đó là khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây nấm mốc. Hiện nay, vải cotton đang là loại vải phổ biến được ứng dụng rộng rãi từ ngành may mặc cho đến ngành sản xuất chăn ga gối.
2. Nguồn gốc của vải cotton
Chất vải cotton được sản xuất từ nguyên liệu chính là cây bông. Từ xa xưa cây bông đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử của nhiều quốc gia như: Ấn Độ, Anh, Hoa Kỳ. Thực tế, không ai biết chính xác vải cotton xuất hiện từ khi nào.
Tuy nhiên các nhà khoa học người Mexico đã tìm thấy một vài mảnh vải cotton trong những hang động và chúng được chứng minh là ít nhất khoảng 7.000 năm tuổi.
Tại thung lũng sông Indus ở Pakistan, bông đã được trồng và kéo thành sợi dệt vải cotton từ khoảng 3.000 năm Trước Công Nguyên.
Cũng vào trong khoảng thời gian đó, người dân bản địa sống quanh thung lũng sông Nile của Ai Cập đã biết và bắt đầu làm quần áo bằng vải cotton. Năm 1492, các thương nhân Ả Rập đã mang vải cotton sang châu Âu. Năm 1500 cotton đã được biết như một loại thông dụng được đến rộng rãi trên toàn thế giới.
3. Quy trình sản xuất vải cotton
Thông thường, quy trình sản xuất vải cotton diễn ra theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Thu hoạch xơ bông và tiến hành phân loại
Tháng 11 – 12 hàng năm chính là khoảng thời gian chính để thu hoạch sợi bông. Khác với những loại sợi khác, sợi bông có tới 3 lần thu hoạch. Mục đích để đảm bảo độ bền cao nhất cho các sản phẩm được sản xuất, gia công từ sợi bông.
Đợt 1: Thu hoạch khi cây bông nở được khoảng 5 – 6 quả và thu hoạch ở phần gốc.
Đợt 2: Sau đợt 1 khoảng từ 10 – 15 ngày thì tiến hành thu hoạch bông lần 2, lần này thu bông ở tầng giữa cây.
Đợt 3: Thu hoạch nốt những quả bông còn sót lại ở phần ngọn cây.
Sau khi thu hoạch, phần xơ bông sẽ chọn lọc và phân loại, loại bỏ đi những phần chất lượng kém. Sau đó, đem phơi khô tại khu vực sạch sẽ, thoáng và không chứa tạp chất.
Bước 2: Tinh chế xơ bông sau thu hoạch
Bông thu hoạch về sẽ đem đi phơi khô, sau đó các nhà máy sẽ chuyển xơ bông về để xé và làm sạch. Lưu ý: Quá trình xé xơ bông diễn ra nhẹ nhàng để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng các sợi xơ đơn.
Xơ bông sau khi đã được xé xong sẽ chuyển vào lò hơi để nấu và lọc. Mục đích của việc này là giúp loại bỏ các tạp chất còn sót lại trong sợi như: axit hữu cơ, nito, pectin hoặc màu thiên nhiên.
Bước 3: Hòa tan và kéo sợi để tạo vải
Xơ bông sau khi chuyển sang dạng lỏng sẽ được hòa tan với 1 loại dung dịch đặc biệt. Sau đó, hỗn hợp xư bông được đưa vào máy kéo sợi rồi tiếp tục được ép qua những lỗ nhỏ. Từ đó, xơ bông dần dần được kéo duỗi tạo thành sợi cotton.
Bước 4: Tiến hành dệt vải
Để dệt tạo thành vải thì những người thợ sẽ sắp xếp kết hợp giữa sợi bông ngang và sợi bông dọc. Lúc này, bề mặt tấm vải cũng phải được làm bóng để tăng ưu điểm về tính thấm hút và màu nhuộm cho sợi.
Tiếp theo tiến hành tẩy trắng, mục đích loại bỏ màu tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhuộm vải.
Những người thợ sắp xếp các sợi bông ngang dọc để tạo thành tấm vải
Những người thợ sắp xếp các sợi bông ngang dọc để tạo thành tấm vải
Bước 5: Nhuộm vải
Vải cotton được xử lý bằng các loại thuốc nhuộm kết hợp với những chất khác giúp bắt màu và bền màu tối đa.
Tiếp sau sau đó tiến hành giặt vải để tách hết các hợp chất. Đồng thời, làm mềm vải, tăng độ bền của vải cotton thành phẩm.
Tham khảo: Mua Đệm Foam Chính Hãng, Nệm Foam Giảm Tới 40%
4. Vải cotton có ưu nhược điểm gì?
Loại vải nào cũng có những ưu, nhược điểm riêng của nó và vải cotton cũng không phải ngoại lệ.
Ưu điểm
Tạo cảm giác thông thoáng, mát và dễ chịu cho người mặc.
Tính hút ẩm cao, khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
Chất vải giặt nhanh khô, khi giặt có thể kết hợp sử dụng các chất tẩy rửa.
Giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại pha sợi khác.
Nguyên liệu dễ tìm, phổ biến và có sẵn trong cuộc sống.
Vải Cotton sở hữu rất nhiều ưu điểm tuyệt vời
Vải Cotton sở hữu rất nhiều ưu điểm tuyệt vời
Nhược điểm
Vải cotton 100% sẽ thường cứng nên ưu tiên nam giới sử dụng.
Loại vải cotton 100% chi phí cao hơn và không phổ biến dùng được cho tất cả mọi người.
Do được sản xuất từ nguyên liệu chính là sợi bông nên vải cotton dễ bị mục.
So với những loại vải khác thì vải cotton không bắt mắt bằng.
Trong quá trình sử dụng vải cũng dễ bị nhăn và nhàu.
Hiện nay, để khắc phục những nhược điểm đang tồn tại của vải cotton thì trong quá trình sản xuất người thợ đã pha trộn giữa vải cotton và vải sợi Spandex. Bằng cách này vải trở nên mềm mại hơn, chị em phụ nữ cũng có thể sử dụng và giá cũng mềm hơn.
5. Tính chất của vải cotton
Vải cotton có rất nhiều tính chất đặc biệt mà rất nhiều người có thể chưa biết, điển hình như:
Tính vật lý
Vải cotton dễ bị nhăn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thành phần có trong từng loại vải cotton mà mức độ nhăn sẽ khác nhau.
Độ mềm mịn tỉ lệ nghịch với thành phần cotton có trong vải, khi tỉ lệ cotton càng cao thì độ mềm càng ít.
Để tăng độ mềm mịn cũng như để hạn chế tình trạng nhăn thì nhà sản xuất đã khắc phục bằng cách pha thêm vải cotton với các loại sợi vải khác.
Tính hóa học
Vải cotton sau khi đốt sẽ lâu tàn, không bay mùi nhựa. Đồng thời cũng không bị quánh lại tạo thành nhựa cứng.
Tro sau khi đốt có màu hồng, bay mùi gỗ, sau khi đốt xong sẽ tan sạch và cảm thấy mịn. Đây được xem là điểm nổi bật trong tính chất của vải cotton.
Đối với các loại cotton pha với các sợi tổng hợp thì khi đốt vẫn có sự bay mùi khét nhựa và có để lại tàn nhựa.
Nhờ những tính chất nổi trội này mà vải cotton sở hữu rất nhiều những ưu điểm tuyệt vời mà không phải loại vải nào cũng có.